Cách đây ít ngày hiện tượng “Núi lửa phun ra đá quý” xảy ra tại Hawaii (Mỹ) đã khiến người dân và các nhà nghiên cứu vô cùng ngạc nhiên. Tuy hậu quả vô cùng nặng nề, khiến 500 ngôi nhà bị nhấn chìm trong dung nham, hàng chục nghìn người rơi vào tình trạng vô cùng nguy hiểm nhưng sau đó, một “cơn mưa đá quý” đã trút xuống đường phố và các hòn đảo lân cận. Nổi bật nhất trong số đó là Peridot.
Peridot là gì?
Peridot là một dạng đá quý của khoáng vật Olivine giàu hợp chất Magie, Olivine rất phổ biến trên Trái đất, được tìm thấy trong thiên thạch, trên mặt Trăng, Sao Hỏa và Sao Chổi. Vì trong thành phần của viên đá có chứa Sắt nên Peridot có màu xanh lục đặc trưng, từ lục hơi vàng nhạt đến màu lục. Loại đá quý này từ lâu đã được dùng làm đồ trang sức, trung bình một viên đá có giá lên tới 450 USD/carat.
Tinh thể Peridot hoàn chỉnh rất hiếm, chúng thường tồn tại ở dạng tấm hoặc cột ngắn. Trong Peridot có các bao thể là Cromdiopsit, Cromspinen, Phlogopit và các bao thể Anhydrit dạng tấm, lá. Tại Việt Nam, các mỏ Peridot cũng được tìm thấy dưới dạng bao thể khoáng vật 8 mặt tự hình của Cromit cùng với các bao thể Phlogopit… Tuy nhiên chất lượng viên đá không được đẹp như trên thế giới.
Truyền thuyết về viên đá Peridot
Ngày xưa, người ta đã khai thác Peridot trên đảo Zeberget thuộc Ai Cập cổ đại. Hòn đảo này tràn ngập các loài rắn độc làm cho việc thai thác Peridot trở thành một nghề hết sức nguy hiểm. Cuối cùng một Pharaoh đã xua được lũ rắn ra biển, đảm bảo quá trình khai thác đá quý diễn ra suôn sẻ và thuận lợi.
Người La Mã gọi Peridot là “emerald hoàng hôn” vì màu lục của chúng không tối vào ban đêm và vẫn thấy được dưới ánh đèn. Peridot đến được Châu Âu có lẽ là do các chiến binh viễn chinh mang về, chúng được dùng để trang trí các nhà thờ cổ. Hai trăm carat đá Peridot được dùng để trang trí Lăng mộ Ba vua ở nhà thờ Cologne, Đức. Người ta cho rằng Peridot giúp tăng thêm sức mạnh cho bất kỳ loại thuốc nào.
Phân bổ các mỏ đá Peridot trên thế giới
Ý nghĩa phong thủy của viên đá Peridot
Các phương pháp xử lý đá Peridot
Đã từng nằm trong danh sách những loại đá chưa có phương pháp xử lý với công nghệ hiện đại cùng với Garnet, Lolite, Spinel, các loại đá thuộc nhóm Chrysoberyl, Tourmaline mắt mèo, Malachite, Hematite, các loại đá thuộc nhóm Feldspar (thường gặp nhất là Đá mặt trăng). Tuy nhiên mới đây, các nhà khoa học thuộc Trung tâm Nghiên cứu Kiểm định Đá quý và Vàng (VGC) đã tiến hành xử lý làm tăng vẻ đẹp của Peridot bằng phương pháp xử lý nhiệt để làm sạch màu nâu và chỉ giữ lại màu thân đá.
Các loại đá giả Peridot và phương pháp nhận biết
Trong giới đá quý, không khó để tìm ra các loại đá có màu xanh của Peridot (gần giống với màu bột matcha) như Demantoit, Zircon, Saphire xanh lục, Cryzoberin… Tuy nhiên, nếu là người am hiểu về đá quý, bạn sẽ dễ nhận biết Peridot bởi màu lục vàng đặc trưng (như màu của chai 7Up) với lưỡng chiết mạnh. Ở những viên được mài giác dày, chúng ta còn có thể quan sát được hiệu ứng nhân đôi bằng mắt thường. Trong trường hợp đó là thủy tinh nhân tạo được gắn mác Peridot thì vô cùng khó xác định bằng mắt, chỉ có thể thông quá các thiết bị kiểm định chuyên nghiệp để soi thành phần bên trong mới là chính xác nhất.