Skip to content

CON ĐƯỜNG TRỞ THÀNH LINH VẬT PHONG THỦY CỦA ÔNG TỲ HƯU

Gần đây, linh vật Tỳ hưu được tạc từ đá tự nhiên nổi bật trong giới Phong thủy khi nhà nhà người người đều đi rước linh vật này về. Có bạn thì làm nhẫn đeo tay, có bạn làm mặt dây chuyền hay vòng tay để đeo bên người với mong muốn mang lại may mắn về tài lộc hoặc để xua đuổi tà khí xung quanh. Vậy có bao giờ bạn thắc mắc vì sao Tỳ hưu được chọn trở thành linh vật mà không phải là các loài vật khác như con Công, con Rùa, con Thiên Nga hay không?

Câu chuyện Tỳ Hưu đời nhà Chu – Trung Hoa

Cách đây rất lâu sử sách đã ghi chép lại cuộc chiến chống nhà Nguyên của Đại Minh Thái Tổ Cao Hoàng Đế (Chu Nguyên Chương) để thống nhất Trung Hoa vào giữa thế kỷ 14. Cuộc chiến này kéo dài từ tháng này qua năm nọ khiến nạn đói, dịch bệnh hoành hành khắp nơi, dẫn đến ngân khố triều đình cạn kiệt.

Đúng lúc này nhà vua được báo mộng, mơ thấy con vật đầu rồng, có sừng, mình sư tử, có cánh, trông rất dữ tợn xuất hiện ngoài chánh điện, đang nuốt nhanh những thỏi vàng rồi mang vào trong cung. Điểm đặc biệt là con vật không ăn gì khác ngoài vàng bạc, châu báu và cứ thấy nó ăn mãi, ăn mãi mà chẳng thoát ra dù cái bụng no căng như muốn sắp vỡ. Nhà vua nhận ra rằng vì con vật này không có hậu môn nên vàng bạc chẳng thể thoát nổi ra ngoài khiến vua vui mừng mà bừng tỉnh.

Linh vật Tỳ hưu nhất định phải được tạc 100% từ đá tự nhiên.

Ngay ngày hôm sau, vua cho gọi các cao tăng vào giúp giải mã giấc mộng kỳ lạ của mình. Chiếu theo phong thủy, nơi con vật ấy xuất hiện thuộc cung tài, đất ấy là đất linh. Biết thiên mệnh thuộc về mình, nhà vua tin rằng ông trời đang giúp mình lập nghiệp lớn và thời khắc khó khăn này ắt sớm trôi qua. Lập tức, vua cho xây một cổng thành lớn hướng Bắc-Nam, ngay tại cung tài nơi con vật xuất hiện trong giấc mộng. Vua còn cho thợ giỏi nhất trong thành tạc lại tượng con vật này bằng ngọc phỉ thúy, đem đặt ở đây. Từ đó, ngân khố gia tăng, vua giải quyết được các vấn đề trong dân chúng, lại tuyển mộ thêm binh lính đánh đuổi nhà Nguyên, triều đại nhà Minh ngày càng hùng mạnh.

Nhận thấy sức mạnh kỳ diệu của con vật này mang lại, nhà vua đã ban lệnh cấm các hoàng tử, công chúa, quan lại trong triều đình và cả thường dân không được phép đặt tượng con vật này trong nhà. Bất cứ ai thỉnh con vật này đều mang tội phạm thượng, bị xử chém đầu và tru di tam tộc. Thế nhưng sự mầu nhiệm của con vật này khiến các quan lại và những người giàu có vẫn bất chấp chiếu chỉ, bí mật nhờ các thợ giỏi tạc tượng con vật này đem giấu kín trong nhà để chiêu hút thật nhiều tài lộc.

rong phong thủy, Tỳ hưu nhất định phải có miệng rộng, mông to thì mới có thể chiêu hút nhiều tài lộc.

Sau này, khi người Mãn Thanh lật đổ nhà Minh và lập nên nhà Thanh, các vị Hoàng đế triều Thanh vẫn hết sức tin vào quyền năng của con linh vật này và đặt tên là Tỳ Hưu. Hầu hết các bức tượng Tỳ Hưu đều được nhà vua và quan lại giàu có các triều đại tạc bằng các loại đá quý hiếm mà thời đó hay dùng như Bạch Ngọc hay Ngọc Phỉ Thúy. Vì ai cũng quan niệm rằng đá càng quý càng linh nghiệm.

Cho đến ngày nay Liu tin rằng quan niệm này vẫn rất đúng vì nếu linh vật Tỳ hưu mà được tạc bằng hàng giả như nhựa, thủy tinh, bột ép thì chẳng khác nào giấc mộng năm đó của nhà vua là giả. Và giấc mộng giàu sang là ước mơ xa vời mà bất cứ chúng ta không ai chạm tới được nếu không biết tìm chiếc chìa khóa thật sự để mở ra kho báu mà Hòa Thân đã để lại.

Ngoài tác dụng chiêu tài, hút lộc, Tỳ hưu còn được sử dụng để hổ mệnh, trừ tà.

Câu chuyện Tỳ Hưu thời vua Càn Long

Tương truyền, thuở thiếu thời vị vua được dân chúng tôn kính nhất là Càn Long đã vô tình hại chết một phi tần là Năm Hương, ông rất hối hận. Vào ngày chôn cất, ông đã lấy một vệt son đánh dấu vào cổ nàng và hẹn kiếp sau xin được gặp lại để đền đáp.

Lúc bấy giờ, có một người tên là Hòa Thân – con một gia đình quan lại sa sút. Ở thời đó có một luật lệ là nếu con muốn được kế vị chức quan của cha thì phải có tiền mua. Dù cha Hòa Thân là một viên quan nhỏ, chỉ cần mất 10 lạng bạc là đủ để ông kế vị. Tuy vậy, ông cũng không có nổi số tiền đó. Sau này may nhờ cha vợ giúp đỡ, Hòa Thân bắt đầu con đường quan trường từ đây.

Ở chốn kinh thành hoa lệ, Hòa Thân đã có cuộc gặp mặt với vua Càn Long. Vua thấy trên cổ Hòa Thân có vết bớt màu son nên nghĩ nàng Năm Hương năm xưa hiện về nên từ đó luôn ưu ái và bỏ qua các lỗi lầm mà Hòa Thân phạm phải. Hòa Thân vốn thông minh, nhạy bén, lại thông thạo 4 ngoại ngữ, đặc biệt rất biết nịnh, làm Càn Lòng vui lòng, nên sớm được Càn Long nâng đỡ, đưa lên đến chức Thái thượng hoàng.

Tỳ hưu Ruby là chất đá năng lượng mạnh được tạc riêng cho người mệnh Thổ và mệnh Hỏa.
Mỗi ông Tỳ hưu đều là chiếc chìa khóa mở ra khó báu mà nhà nhà ao ước.

Có thực quyền trong tay, Hòa Thân tha hồ vơ vét, tham nhũng, làm lũng đoạn cả triều đình. Gia tài của Hòa Thân tăng với tốc độ chóng mặt đến độ trong dân gian có câu “Những gì vua Càn Lòng có thì Hòa Thân có, những gì Hòa Thân có chưa chắc vua Càn Long có”. Triều đình lúc bấy giờ vô cùng căng thẳng khi quan lại đều chia thành 2 phe, một phe trung thành với nhà vua, một phe nghe theo sự chỉ dẫn của Hòa Thân. Hai bên đối chọi với nhau vô cùng gay gắt để tranh giành tài sản, quyền lực và ngai vàng từng chút một.

Sau này, khi vua Càn Long thoái vị và qua đời, người kế ngôi ông là hoàng đế Gia Khánh đã điều tra và xét tội Hòa Thân cùng vô số kẻ tòng phạm. Số tài sản Hòa Thân bị tịch thu lớn gấp 10 lần ngân khố của nhà vua lúc bấy giờ. Khi quân lính lục soát nhà hòa Thân mới phát hiện được 2 bảo vật phong thủy được hắn giấu kỹ trong hòn sơn giả đặt trước nhà là bức tượng Tỳ Hưu và chữ Phúc do tiên vương Khang Hy tặng bà nội của hắn nhân ngày mừng thọ.

Trong mỗi ông Tỳ hưu đều tích tụ năng lượng hàng trăm triệu năm của trời đất.

Điểm đặc biệt ở bức tượng Tỳ Hưu của Hòa Thân là kích thước của tượng, bụng và mông Tỳ Hưu đều to hơn rất nhiều so với tượng vua có. Ngoài ra, tượng còn được tạc từ Ngọc phỉ thúy xanh mướt và trong vắt. Trong khi tượng Tỳ Hưu của vua chỉ được tạc từ Bạch Ngọc. Xét theo phong thủy thì đây chính là lý do vì sao tài sản của Hòa Thân lại nhiều hơn so với vua như thế! Vô cùng tức giận khi được quân lính báo tin dữ, vua Gia Khánh đã truyền lệnh đập tan bức tượng Tỳ Hưu này thành trăm nghìn mảnh đề không còn ai sở hữu được linh vật mang sự mầu nhiệm về tài lộc to lớn này.

Điều mà nhà vua không ngờ đến được là sau khi bức tượng bị đập nát thì năng lượng thần kỳ vẫn tích tụ trong những viên đá nhỏ bị bể và được quân lính đẩy ra ngoài. Kho báu đồ sộ của Hòa Thân chính thức được lưu truyền trong dân gian từ đây.

Nguồn Liugems !

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *